Đau bao tử (hay còn gọi là đau dạ dày) phiền toái hơn chúng ta nghĩ. Nhất là bệnh thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, điều trị mãi không khỏi. Thành ra cứ mỗi khi lên cơn là lại phải nhíu mày, nhăn mặt… Nhiều lúc khi bệnh còn nhẹ, người bệnh thường chủ quan để đến khi bệnh nặng mới tá hỏa tìm thầy.
Vậy đau bao tử là gì?
Đau bao tử là tình trạng xuất hiện những vết loét hở trên niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Tỉ lệ người bị đau bao tử khá cao, thậm chí cao hơn cả mắc cảm cúm mùa lạnh (khoảng 10%).
Đau bao tử (đau dạ dày) là dấu hiệu cho biết dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung đang gặp vấn đề. Khi dạ dày bị tổn thương sẽ dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ. Hiện tượng đau dạ dày chủ yếu là do viêm loét dạ dày gây nên. Những người có thói quen thức khuya, sử dụng rượu bia, ăn đồ cay nóng có nguy cơ dẫn đến đau bao tử nhiều hơn.
Các triệu chứng đau bao tử thường gặp:
– Chán ăn, suy nhược cơ thể: chán ăn, ăn không ngon miệng, miệng đắng ngắt, mất cảm giác… là do chức năng hệ tiêu hóa kém, không ổn định… Là dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đau bao tử điển hình.
– Cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đầy bụng,khó tiêu.
– Đau bụng trên rốn (đau bụng vùng thượng vị), có trường hợp người bệnh đau âm ỉ nhưng cũng có trường hợp đau dữ dội. Mức độ bệnh tỉ lệ thuận với những cơn đau xuất hiện. Tức là bệnh càng nặng thì càng xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội hơn.
– Thường xuyên ợ chua, ợ hơi hoặc ợ nóng, có thể ợ ra chất đắng như mật. Hiện tượng này xảy ra do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi.
– Buồn nôn hoặc nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được, bị đẩy ra ngoài qua đường miệng.
– Chảy máu đường tiêu hóa: khi bị nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu thì tình trạng đau dạ dày của bạn đã rất nặng, có thể đã chuyển sang tình trạng loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu là do máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa.
Đau bao tử có nguy hiểm không?
Đừng coi nhẹ chứng đau bao tử. Khi mới chớm, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
-
Viêm dạ dày mãn tính
Nếu người bệnh chủ quan và không kiên trì chữa dứt điểm bệnh, đau dạ dày có thể chuyển sang thể viêm mãn tính. Một số vị trí đặc biết như môn vị, bờ cong nhỏ, môn vị… thường rất khó hồi phục. Chính vì thế bệnh có thể tiến triển lặng lẽ đến sang các giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn.
-
Thủng dạ dày
Một số trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày nhưng ở dưới dạng “loét câm”, tức là không có biểu hiện ra bên ngoài hoặc rất mơ hồ, không rõ rệt. Bên cạnh đó các bệnh lý khác cũng có thể gây nhầm lẫn trong việc phân biệt các triệu chứng với đau dạ dày. Chính vì thế khi bị thủng dạ dày bệnh nhân thường cảm thấy đau rất dữ dội và đột ngột, cũng như cần được cứu chữa kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.
-
Xuất huyết dạ dày
Khi có những tổn thương nghiêm trọng, chảy máu là dạ dày là một cảnh báo đáng lo ngại cho tình hình sức khỏe của bạn. Dấu hiệu để nhận biết là đau bụng dữ dội, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen như hắc ín. Lúc này hãy ngay lập tức tìm đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều, dễ dẫn tử vong.
-
Ung thư dạ dày
Các triệu chứng ung thư dạ dày cũng khó phân biệt với các bệnh lý khác, nên nhiều người bệnh khi phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn. Thông thường các biểu hiện có thể là đau âm ỉ, chướng bụng và buồn nôn.
Để phòng tránh bệnh đau bao tử nên hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá… Nên tích cực rèn luyện thân thể, thể dục thể thao để thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng , stress quá độ. Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và khi thấy cơ thể có biểu hiện của bệnh cũng là cách để phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm tránh để lâu ngày dẫn tới biến chứng nặng nề. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt!