Thật tiếc nếu như bạn chưa biết rằng, Đông y xưa từng gọi củ từ là “củ thần tiên, nhân sâm bình dân”. Và một trong những tác dụng không thể không kể đến của loại củ này đó là được dùng làm cách chữa viêm loét dạ dày rất phổ biến. Thậm chí, người xưa còn có câu ví, ăn hai củ khoai từ nhỏ cũng tốt như ăn hai quả trứng. Thực sự, khoai từ tốt như thế nào?
Củ thần tiên có thực sự chữa viêm loét dạ dày hiệu quả?
Đây là loại củ dân dã được người Trung Hoa xưa và được Đông y đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng của nó. Theo Tạp chí Bác sĩ Gia đình Trung Quốc, người xưa nói rằng, mùa thu ăn trái, mùa đông ăn củ là quan niệm được đúc kết hoàn hảo từ nhiều đời. Mùa đông là mùa thu hoạch chính của củ từ, có nơi gọi là củ từ, khoai mỡ, củ từ lông.
Vào mùa đông, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc ăn uống bổ sung để cho cơ thể khỏe mạnh. Nhưng khi chú ý bổ sung thực phẩm sẽ là lúc bạn ăn nhiều hơn, điều này sẽ khiến bạn không thể tránh khỏi việc tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày do ăn uống tăng lên.
Y học Trung Quốc cho rằng khoai từ có tính bình, ngọt, có tác dụng tuyệt vời đối với lá lách, dạ dày, phổi, thận và các tác dụng không nhỏ tới các cơ quan khác trong cơ thể, chủ trị các bệnh liên quan đến tiêu chảy, lá lách suy yếu, tiểu đường, di tinh, tuyến dưới cơ thể bị thuyên tắc.
Theo quan niệm của Đông y, khoai từ sau khi ăn vào sẽ đi sâu vào kinh phổi, là một thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng âm và nuôi dưỡng phổi tốt, có thể làm giảm nhiệt của phổi, miệng và cổ họng. Khoai từ có thể nuôi dưỡng lá lách và dạ dày, thúc đẩy sự hấp thụ, thích hợp cho những người có các dấu hiệu lá lách và dạ dày yếu và chán ăn. Nó cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa tiêu chảy và có thể được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày, cải thiện tình trạng đau bụng tiêu chảy và đi ngoài phân mỏng.
Theo cuốn sách Đông y nổi tiếng “Thần nông bản thảo kinh” ghi chép, khoai từ có tác dụng bổ trung, ích khí lực, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Ăn khoai từ trong thời gian dài có thể giúp bạn sáng mắt, thông minh, cơ thể nhẹ nhõm, không có cảm giác đói và giúp kéo dài tuổi thọ.
Khoai từ đồng thời có thể giúp bạn bổ sung năng lượng, giảm chứng mệt mỏi do cơ thể yếu. Do có dược tính cân bằng, không khô, không nhờn nên có lợi trong việc bổ thận, ích tinh. Thường xuyên ăn khoai từ còn có thể trì hoãn lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
3 nhóm người không nên dùng khoai từ để chữa viêm loét dạ dày
Dù là loại củ phổ biến, xong do nhưng đặc thù về tính chất và thành phần, công dụng. Một số đối tượng sau không nên dùng củ từ để chữa viêm loét dạ dày:
Táo bón
Khoai từ rất giàu tinh bột, có tác dụng làm giảm đờm và tiêu chảy. Những người thường xuyên bị táo bón, tốt nhất nên ăn ít, nếu không sẽ làm tăng tình trạng táo bón.
Người bị ứ đọng thức ăn và khó tiêu
Khoai từ có tác dụng dưỡng âm, có thể làm tăng độ ẩm ướt. Vì vậy, những người bị tích nước, cơ thể đầy ẩm ướt thì không phù hợp để tiêu thụ nhiều. Ví dụ, những người mắc chứng khó tiêu, đầy hơi và ợ hơi sẽ làm nặng thêm các triệu chứng này sau khi ăn khoai từ.
Bệnh nhân cảm lạnh
Những người bệnh đang bị cảm lạnh tốt nhất là không nên ăn khoai từ. Bởi vì y học Trung Quốc truyền thống tin rằng khoai từ có tác dụng làm se nhất định, nó có thể dẫn đến sự trì trệ khí lạnh của cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy không thoải mái sau khi ăn món này thì cũng không nên tiếp tục ăn.
Trên đây là những thông tin về loại củ thần tiên chữa viêm loét dạ dày chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Chúc bạn có sức khỏe tốt!