Viêm dạ dày là bệnh thường gặp ở nhiều người. Trong giai đoạn mới phát hiện bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn nhưng khi để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra các biến chứng đáng tiếc. Vậy nguyên nhân bệnh cũng như cách chữa viêm dạ dày hiệu quả thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu.
Viêm dạ dày là căn bệnh gây tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những thương tổn này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp. Do đó, bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân để đưa ra cách chữa viêm dạ dày hiệu quả nhất.
Nguyên nhân bị viêm dạ dày
Do nhiễm vi khuẩn, virus
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bị viêm dạ dày chính là bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong số ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong niêm mạc dạ dày của người bệnh. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa, trong đó có viêm dạ dày tá tràng.
Chế độ ăn uống không khoa học
Khi tiếp xúc với các thực phẩm có tính chua, cay, thực phẩm có ga trong một thời gian dài, phần niêm mạc dạ dày có thể bị viêm và gây bệnh nguy hiểm.
Sử dụng thuốc không đúng chỉ định
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày ở cả người lớn và trẻ em do bị kích ứng.
Căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Điều này có thể đến từ áp lực học hành, thi cử, công việc… nên dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi. Cộng thêm việc ăn uống thất thường sẽ gây ra viêm dạ dày.
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường tiêu hóa
Hệ quả của bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày nếu không được được phát hiện sớm để điều trị ngay có thể sẽ trở thành mạn tính và khó khỏi dứt điểm. Căn bệnh này dễ dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:
Thủng dạ dày-tá tràng: dấu hiệu của thủng dạ dày là hiện tượng đau bụng dữ dội đột ngột.
Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy máu sẽ gồm các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
Hẹp môn vị: Đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị-tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, do đó sẽ làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là bụng óc ách thức ăn cũ, nôn mửa, sút cân nhanh…
Các biến chứng kể trên đều rất nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật. Cách chữa viêm dạ dày hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị khẩn.
Cách phòng tránh, cách chữa viêm dạ dày hiệu quả
Lối sống và thói quen sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm dạ dày. Bao gồm:
Không uống nhiều những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).
Thường xuyên rửa tay bằng nước hoặc xà phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.
Thực hiện và duy trì lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá và áp dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của chính mình.
Cách chữa viêm dạ dày hiệu quả bằng các loại lá cây
Lá trầu không
Lá trầu không có chứa chất tiệt trùng, kháng khuẩn, nhờ những tác dụng này mà lá trầu không được sử dụng trong việc điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, bệnh răng miệng và đặc biệt hơn cả là khả năng điều trị bệnh viêm dạ dày.
Lá tía tô chữa viêm dạ dày
Đây là loại cây mọc tự nhiên, dễ sinh sôi và phát triển. Thông thường, tía tô vẫn quen dùng với công dụng là một loại gia vị cho nhiều món ăn. Tuy nhiên, trong Đông y, cây tía tô có vị cay, tính ấm không độc nên nó được ứng dụng vào nhiều bài thuốc, điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh tiểu đường, đau dạ dày.
Lá mơ lông giảm sưng viêm niêm mạc dạ dày
Lá mơ lông được biết đến với rất nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày, nó vừa là loại rau ăn sống vừa được dùng để nấu chín với nhiều món ăn hay xay vắt lấy nước uống rất bổ máu. Lá mơ cũng là vị thuốc quý chữa một số bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột, viêm loét dạ dày…
Lá ổi non điều trị viêm loét dạ dày
Các bộ phận của cây ổi như lá non, búp non, quả, vỏ thân và vỏ rễ đều được dùng để làm thuốc. Theo đó, dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn cao, làm săn se niêm mạc. Nghiên cứu dược học cổ truyền cho thấy, lá ổi có vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc, thu sáp chỉ huyết do vậy mà lá ổi được dùng để chữa chứng dạ dày hiệu quả.
Lá vú sữa
Vú sữa không chỉ được biết đến như dòng cây sở hữu quả ăn rất ngon mà phần lá cây còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Bài thuốc dân gian dùng lá vú sữa chữa đau bao tử được nhiều người áp dụng và đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh.
Qua bài viết trên, hi vọng các bạn đã có được các kiến thức tổng thể về bệnh viêm dạ dày, cách chữa viêm dạ dày hiệu quả. Đồng thời, cải thiện các thói quen không lành mạnh giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn đặc biệt là dạ dày của chúng ta.