Trong thời đại công nghệ 4.0, con người ngày càng phải chạy đua với guồng quay hối hả của cuộc sống, chính vì vậy mà chúng ta ngày càng khó tránh được những vấn đề về sức khỏe, trong đó có một cái tên hết sức quen thuộc, đó chính là căn bệnh đau bao tử.
Tại sao nói “đau bao tử” là “căn bệnh quốc dân”?
Trong số 10 người mắc các vấn đề về đường tiêu hóa thì phải có tới hơn 7 người bị đau bao tử, chính vì vậy có thể coi đau bao tử (đau dạ dày) là “căn bệnh quốc dân” cũng không có gì là quá. Nếu mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng hết sức khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và cuộc sống hàng ngày như:
- Đau co thắt dạ dày;
- Ợ chua, đầy hơi;
- Buồn nôn, khó tiêu;
- Không có cảm giác ngon miệng, rất mau có cảm giác no hoặc đói mặc dù bạn chỉ mới bắt đầu ăn hoặc vừa mới ăn xong;
- Xuất huyết dạ dày;
- Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu, căn bệnh này còn khiến cho các đấng mày râu gặp phải vấn đề suy giảm khả năng tình dục. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề tạm thời có thể khắc phục.
Nguyên nhân của bệnh đau bao tử là do đâu?
Để hiểu rõ hơn về bệnh đau bao tử, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đâu là những tác nhân gây nên căn bệnh này nhé !
- Đầu tiên, chúng ta phải kể đến đó chính là do vi khuẩn HP. HP – Helicobacter Pylori là một dạng vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong dạ dày con người. Đối với một nơi có môi trường acid lý tưởng như dạ dày thì vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzym có tên là Urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. Có đến 80% bệnh nhân bị đau dạ dày do khuẩn HP, thật không may trong số đó chỉ có chưa tới 25% số người chưa bị loét dạ dày, tuy nhiên nếu như người đó có lối sống sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia… thì sẽ nhanh chóng tạo ra môi trường tốt cho vi khuẩn HP sinh sống và dẫn tới loét dạ dày.
- Lạm dụng thuốc tây quá mức. Theo quan sát, đại bộ phận người dân Việt Nam thường rất “lười” đi tới bệnh viện mỗi khi mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy họ thường có thói quen ra hiệu thuốc tây nào đó và mua thuốc theo những hiểu biết sơ sài của mình và lời tư vấn qua loa của các vị dược sĩ. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc tây không đúng cách, hoặc sử dụng các loại kháng sinh liều cao một cách quá đà, vô hình chung tiêu diệt hoàn toàn một số vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng khiến cho lượng nhầy bảo vệ dạ dày giảm đi một cách rõ rệt.
- Stress. Khi thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi quá độ, sẽ khiến cho dạ dày hoạt động co bóp nhiều hơn, kích thích sự gia tăng tiết acid dịch vị gây nên sự bào mòn bề mặt dạ dày, mất cân bằng độ pH.
- Thuốc lá, rượu bia và các loại chất kích thích. Nếu thường xuyên uống rượu bia, nồng độ cồn trong đó sẽ gây nên sự phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm chức năng hấp thu vốn có của nó và đồng thời gây nên hiện tượng bào mòn dạ dày. Trong thuốc là có chất Nicotine làm cho dạ dày tăng tiết dịch bài tiết, cản trở sự phục hồi do tổn thương của niêm mạc dạ dày. Chúng ta có thể quan sát được, đối với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh đau dạ dày, nếu không từ bỏ được rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác thì sẽ có khả năng khỏi bệnh thấp hơn những người có lối sống lành mạnh, thậm chí bệnh sẽ biến chuyển ngày một xấu hơn.
- Do thói quen sinh hoạt. nếu bạn có thói quen ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, đọc sách, thức quá khuya, sử dụng những thực phẩm bẩn… cũng sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dễ gây nên tình trạng loét dạ dày. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau dạ dày mà các đối tượng nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên dễ mắc phải.
Trên đây là một số triệu chứng và nguyên nhân dẫn tới căn bệnh quốc dân- đau bao tử. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể tránh được những tác nhân gây ra bệnh đau dạ dày cũng như nhận biết kịp thời những dấu hiệu khi mới chớm phát sinh để có phương án điều trị sớm nhất!