Yên bạch – Cây thuốc quý giúp cầm máu, liền vết thương của người Mông vùng Tây Bắc. Thấy được tác dụng của cây Yên bạch là làm lành vết thương nên đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong việc chữa bệnh đau dạ dày, làm lành vết trợt, loét, xung huyết hang vị, dạ dày…
Cây Yên Bạch và tác dụng trong chữa bệnh đau dạ dày
Yên bạch Yến bạch hay còn gọi là cỏ lào, bớp bớp, có tên khoa học là Chromolaena odorata (L.) họ Cúc Asteraceae. Cây yến bạch khá nhỏ, cao từ 1 – 2 m, mọc thành bụi, phân thành nhiều cành nằm ngang. Thân yến bạch tròn, màu rất nhạt, có rãnh và lông nhỏ mịn. Lá cây cỏ lào có lông mịn ở hai mặt, mùi hăng hắc. Hoa yến bạch tập hợp thành ngù kép, dài khoảng 1cm và có màu vàng lục. Cây cỏ lào vốn là loài cây mọc hoang tại khu vực Tây Bắc, phân bố ở nhiều tỉnh đồng bằng, trung du và vùng núi thấp ở nước ta . Loại cây này ưa sáng, chịu được hạn, thích hợp trên mọi loại đất, thậm chí mọc nhiều trên các nương rẫy bỏ hoang.
Theo các bản thảo cổ còn sót lại của người dân tộc H.Mông có ghi: mỗi khi đi rừng, làm rẫy nếu vô tình bị đứt tay, chân…dù vết thương sâu đến mấy cũng chỉ cần vò nát nắm lá cây này, sau đó đắp lại, máu sẽ cầm ngay và vài ngày sau vết thương sẽ liền lại nhanh chóng. Bài thuốc này đã được truyền qua nhiều thế hệ, từ các ông lang, bà mế đến các già làng, trưởng bản, người lớn, trẻ con ai cũng biết.
Thời điểm chiến tranh, Yên bạch là vị thuốc quý các chiến sĩ luôn mang theo bên mình phòng khi bị thương đến đứt lìa ngón tay, ngón chân. Nhờ tác dụng sát khuẩn, cầm máu, liền vết thương mà loài cây này đã cứu rất nhiều bộ đội Việt Nam nên còn được gọi với tên “cây cộng sản”.
Thấy được công dụng tuyệt vời của Yên bạch, các nhà khoa học trong nước đã tiến hành nghiên cứu về cây thuốc này. Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự Việt Nam đã công bố Yên bạch có tác dụng cầm máu, kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương, từ đó giúp vết thương chóng lành, góp phần chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Mahidol, Thái Lan được đăng trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (PubMed) đã chứng minh cây Yên bạch có tác dụng làm lành vết thương thông qua 4 cơ chế:
- Gia tăng tác dụng làm lành vết thương nhờ các hợp chất chống oxy hóa mạnh
- Giảm thời gian chảy máu và đông máu
- Ngăn chặn việc phá hủy các tế bào bằng cách ức chế tình trạng viêm nhiễm.
- Giúp làm giảm việc nhiễm trùng vết thương nhờ ức chế sự phát triển của vi khuẩn Gram dương và Gram âm
Ứng dụng của cây Yên bạch trong việc chữa bệnh đau dạ dày
Thấy được tác dụng làm lành vết thương của cây Yên bạch, cây thuốc này đã được đưa vào ứng dụng trong việc hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết trợt, loét, xung huyết tại khu vực hang vị và chữa bệnh đau dạ dày.
Người viêm trợt, loét, xung huyết hang vị, dạ dày cần sử dụng thêm cây Yên bạch bởi vì:
– Theo các chuyên gia, Hang vị là nơi lưu trữ thức ăn lâu nhất của dạ dày nên chịu sự tấn công nhiều nhất của đồ cay nóng, thuốc, chất kích thích… Đó là lý do hang vị là vùng dễ tổn thương (trợt, loét, xung huyết), khó chữa nhất, dễ tái phát nhất của dạ dày (bao tử).
– Người bệnh thường sử dụng thuốc Tây (kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, antacid…) để giảm ngay các triệu chứng (đau tức, nóng rát, khó tiêu) mà bỏ qua việc làm lành vết loét khiến bệnh dễ tái phát, nguy cơ biến chứng cao
Bên cạnh sử dụng cây Yên bạch, người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dạ dày (bao tử) như:
+ Dạ cẩm – Giúp hỗ trợ giảm đau tức, nóng rát: theo kinh nghiệm dân gian sử dụng Dạ cẩm để giảm đau dạ dày (bao tử). Nghiên cứu của chi hội Dược Lạng Sơn và bệnh viện Lạng Sơn năm 1962 đã chứng minh tác dụng này.
+ Khổ sâm – Giúp hỗ trợ giảm đầy bụng, khó tiêu: kinh nghiệm dân gian chỉ ra rằng, Khổ sâm là dược liệu giúp hỗ trợ giảm chứng khó tiêu, đầy bụng ở người đau dạ dày (bao tử).
Trên đây là những thông tin về cây Yên Bạch và tác dụng chữa bệnh đau dạ dày. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Xin chào và hẹn gặp lại!